Là một dân chơi NFT, đã bao giờ bạn nghe đến khái niệm Dynamic NFT hay NFT động chưa? Dynamic NFT là gì? Nó có khác gì so với Static NFT? Và nó mang lại lợi ích gì cho người sử dụng? Hãy cùng Coincuatui tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Những điều bạn cần biết về Dynamic NFT (dNFT)
Có thể bạn quan tâm:
Dynamic NFT (dNFT) là những NFT được thiết kế theo tiêu chuẩn ERC-1155, chứa các siêu dữ liệu có thể thay đổi dựa trên điều kiện bên ngoài thông qua hợp đồng thông minh (Smart Contract). Siêu dữ liệu có thể bao gồm tên, mô tả, đặc điểm và tính năng của NFT.
Ví dụ: Siêu dữ liệu của một dNFT game có thể bao gồm thông tin về nhân vật, sức tấn công, phòng thủ, trang bị,...
Dynamic NFT là gì ?
Dynamic NFT được tạo ra thông qua việc sử dụng hợp đồng thông minh kết hợp với siêu dữ liệu. Các hợp đồng thông minh này sử dụng các dịch vụ của các bên thứ ba để thu thập thông tin từ các nguồn dữ liệu (Oracle) khác nhau, ví dụ như Internet of Thing (IoT) và API. Dữ liệu thu thập được từ các nguồn này được sử dụng để cập nhật dNFT và các thay đổi sẽ được mã hóa trong quá trình đúc NFT. Khi các đặc điểm của dNFT cần được cập nhật, hợp đồng thông minh sẽ sử dụng dữ liệu mới nhất từ các nguồn để thực hiện quá trình cập nhật.
Dynamic NFT có khả năng thay đổi dựa trên các điều kiện ngoài chuỗi, đây là một tính năng độc đáo và có tiềm năng ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực. So với Static NFT chỉ là một bức ảnh tĩnh, sự đa dạng và linh hoạt của dNFT có khả năng thu hút một lượng lớn người nhờ tận dụng tính năng đặc biệt này.
Bởi vì khả năng có thể thay đổi, Dynamic NFT làm tăng tính tò mò của người dùng về những thay đổi tiếp theo của NFT, qua đó thúc đẩy họ tương tác với NFT. Điều này đặc biệt có lợi đối với các dự án dNFT, khi mà người dùng phải thực hiện các thử thách, nhiệm vụ để có thể mở khóa hoặc nâng cấp các khả năng khác của NFT.
Dynamic NFT mang lại lợi thế về trải nghiệm cho các dự án NFT, khiến cho người dùng luôn tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo từ những thay đổi của dNFT. Điều này thúc đẩy người dùng dành nhiều thời gian hơn cho dự án và tận hưởng những trải nghiệm đáng nhớ và thú vị.
Từ khả năng có thể thay đổi của mình, Dynamic NFT mở ra nhiều mô hình kinh tế mới trong lĩnh vực NFT Finance (NFTFi). Ví dụ: Một bộ sưu tập dNFT có khả năng thay đổi tùy theo mức độ tương tác của chủ sở hữu với dự án. Người dùng dành càng nhiều thời gian tương tác thì dNFT của họ càng trở nên hiếm có và giúp họ nhận được nhiều phần thưởng hơn.
Dynamic NFT mang đến nhiều cơ hội đổi mới trong việc tạo và phân phối nội dung số. Với Dynamic NFT, người dùng có thể tạo ra vô số tùy chọn cho cách thiết kế NFT của họ với các ý tưởng sáng tạo riêng của mình.
Ứng dụng của Dynamic NFT trong Gaming
Dynamic NFT cho phép người chơi lưu trữ các thông số quan trọng của nhân vật như cấp độ, thời gian hoạt động hoặc nhiệm vụ đã hoàn thành trực tiếp vào trong NFT. Hơn nữa, dNFT cũng cho phép người chơi tùy chỉnh các kỹ năng hoặc nâng cấp sức mạnh của nhân vật một cách đơn giản và tiện lợi.
Nhờ vào Dynamic NFT, các nghệ sĩ có thể linh hoạt thay đổi dữ liệu theo thời gian thực, giúp cho các tác phẩm nghệ thuật của họ trở nên độc đáo và mới mẻ hơn. Ví dụ, có những bức tranh Dynamic NFT có thể thay đổi các chi tiết dựa trên các sự kiện, thời tiết hoặc mùa trong năm.
Dynamic NFT trong lĩnh vực thể thao
Một thẻ thể thao dưới dạng dNFT có thể cho phép người người hâm mộ theo dõi các chỉ số của cầu thủ, vận động viên họ yêu thích như thành tích, số trận đấu đã tham gia, số trận thắng và thua,… Điều này mang lại cho người hâm mộ trải nghiệm như thể họ đang đồng hành cùng thần tượng của mình.
Ứng dụng của Dynamic NFT trong việc mã hóa tài sản ở thể giới thực
Việc token hóa các tài sản ở thế giới thực (Real World Asset) như xe cộ, bất động sản,... mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là quyền sở hữu. Tuy nhiên, không thể dùng Static NFT để mã hóa bởi vì các thông tin của tài sản có thể thay đổi bởi nhiều yếu tố như thời gian sử dụng, thông tin chủ sở hữu, giá cả,... Do đó, Dynamic NFT chính là giải pháp phù hợp nhất cho việc token hóa tài sản. Dynamic NFT mang lại sự linh hoạt cho các thay đổi hoặc cập nhật trong siêu dữ liệu của tài sản trong thế giới thực được mã hóa.
Static NFT về cơ bản là một NFT với dữ liệu vĩnh viễn. Vì vậy, tính bảo mật cũng như sự tin cậy của Static NFT được đảm bảo tốt hơn so với Dynamic NFT, cho dù nó phải hy sinh khả năng thay đổi linh hoạt. Do tính bảo mật và tin cậy cao nên Static NFT thường được sử dụng để mã hóa các loại các tài sản có tính duy nhất và không cần thay đổi như một hình ảnh, video hoặc tệp âm thanh.
Mặc khác, Dynamic NFT cung cấp cho người dùng khả năng thay đổi siêu dữ liệu, làm cho nó trở nên linh hoạt hơn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, khả năng thay đổi dữ liệu linh hoạt cũng làm giảm khả năng bảo mật của dNFT. Do đó, dNFT phù hợp hơn cho các trường hợp sử dụng yêu cầu thay đổi dữ liệu thường xuyên.
Dynamic NFT được xem là bước phát triển tiếp theo của NFT, mở ra nhiều cơ hội đổi mới và phát triển cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua bài viết trên, Coincuatui hy vọng các bạn đã hiểu hơn về Dynamic NFT cũng như các lợi ích và ứng dụng mà nó mang lại. Chúc các bạn đầu tư thành công!
Nguồn: Coin68